Là một trung tâm công nghiệp và phát triển kinh tế, thành phố Thủ Đức chính là nơi sản sinh ra nhiều khu công nghiệp nhất cả nước. Vùng đất này được mệnh danh là lá gan của Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết sau đây với mục đích cung cấp thêm nhiều kiến thức và những góc nhìn trực quan mới mẻ hơn về thành phố Thủ Đức – một trong những mô hình Thành phố trong thành phố đầu tiên của cả nước.

Thành phố Thủ Đức được thành lập ngày 1/1/2021 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ của Tp. HCM là: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

1. Vị trí địa lý thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh, là đầu nút giao thông quan trọng ở hướng đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí tiếp giáp:

  • Phía đông thành phố Thủ Đức tiếp giáp ranh với thành phố Biên Hòa và Đồng Nai với sự phân ranh giới của sông Đồng Nai.
  • Phía tây cạnh Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh được chia ra bởi sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn nổi tiếng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài, là ranh giới ngăn giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa điểm lân cận khác.
  • Phía nam là láng giềng với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
  • Phía bắc giáp ranh với các thành phố Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương, nơi thủ phủ sản xuất công nghiệp và nguồn lao động dồi dào.
Vị trí địa lý thành phố Thủ Đức
Vị trí địa lý thành phố Thủ Đức

2. Diện tích, dân số

Thành phố Thủ Đức Có diện tích ở mức trung bình 211,56 km², dân số theo thống kê mới nhất (2019) là 1.013.795 người, mật độ dân số 4.792 người/km².

3. Hành chính

Thành phố Thủ Đức được tách ra từ Thành Phố Hồ Chí Minh,được gộp từ 3 quận là quận 2 quận 9 và quận Thủ Đức cũ, có 34 đơn vị hành chính các cấp.

Cụ thể đó là các phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Nguồn gốc tên gọi thành phố Thủ Đức

Thủ Đức được người ta đồn rằng lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của Tạ Dương Minh, một người Hoa ủng hộ phong trào “phản Thanh phục Minh”, bị truy bắt phải di cư sang Việt Nam và thần phục triều Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao khai hoang lập ấp nơi đây.

4. Kinh tế thành phố Thủ Đức

Kinh tế hiện đại luôn gắn liền với đột phá về công nghệ, Internet, kỹ thuật…  đã và đang phát triển  với tốc độ cực kỳ nhanh chưa từng thấy. Thủ Đức được kỳ vọng trong tương lai là sẽ dẫn đầu xu thế phát triển kinh tế kỹ thuật số của cả nước khi sở hữu lực lượng lao động dồi dào về số lượng và nhiều khu công nghiệp trọng điểm.

Năm 2019, thành phố Thủ Đức vượt qua Hà Nội và Bình Dương khi đóng góp 1/3 tổng sản phẩm (GRDP) vào nguồn tiêu thụ trên địa bàn TP.HCM, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước . Giai đoạn 2016 – 2019, thu ngân sách đạt 37.158 tỉ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỉ đồng, ngân sách vô cùng dồi dào.

Sự phát triển như vũ bão về các lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghiệp, kinh tế, du lịch và tốc độ đô thị hóa đã dẫn đến sự kỳ vòng vào một nền kinh tế tăng trưởng nhanh vùn vụt trong tương lai thời gian sắp tới, trở thành một đô thị sáng tạo, thành phố lý tưởng, là động lực phát triển, bệ phóng cho nền kinh tế Việt Nam vươn lên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tổ quốc.

Kinh tế thành phố Thủ Đức
Kinh tế thành phố Thủ Đức

3. Địa điểm nên ghé thăm khi đến Thành phố Thủ Đức

Khi đặt chân đến Thủ Đức, đoá hoa mới nở của Thành phố Hồ Chí Minh thì có 2 địa điểm lý tưởng mà bạn nên thử ghé qua để chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của bông hoa Thủ Đức này:

Chùa Vạn Đức

Đây là một địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Thủ Đức. Bởi ngôi chùa này khá cổ kính và là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị cao, mang đậm nét nghệ thuật của thời kỳ đương đại.

Chùa Vạn Đức là một tuyệt phẩm được kết hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên. Kiến trúc của chùa Vạn Đức bao gồm cổng tam quan, điện chính và đài Liên hoa. Mái ngói lưu ly mang đến cảm giác hoài cổ, không gian trang nghiêm và đem đến sự tĩnh lặng và thanh thản trong tâm hồn những du khách ghé qua nơi này. Bạn nhất định phải ghé qua nơi tâm linh thiêng liêng này nếu như đã tới được thành phố Thủ Đức.

Chùa Vạn Đức
Chùa Vạn Đức

Khu cà phê Thống Nhất

Đường Thống Nhất được mệnh danh là thiên đường cà phê với những quán view đẹp và góc sống ảo cực kỳ miễn chê và cà phê giá rẻ nhưng rất chất lượng. Trên con đường này chủ yếu có nhiều quán cà phê sân vườn, yên tĩnh, thư thái cũng như những quán trà sữa máy lạnh rất thích hợp để tránh cái nóng mùa hè và ôn tập, làm việc cũng như vui chơi cùng bạn bè.

Nếu như bạn đang phân vân không biết lựa chọn địa điểm ở Thủ Đức, bạn hãy qua con đường này, thưởng thức cà phê và hòa nhập vào giới trẻ vô cùng nhộn nhịp.

Khu cà phê Thống Nhất
Khu cà phê Thống Nhất

Trên đây là toàn bộ bài viết về Thành phố Thủ Đức. Đây là mô hình Thành phố trong Thành Phố mới nhất của cả nước và được mong chờ là thành phố công nghệ, kinh tế trong tương lai, là trái tim công nghiệp vùng Đông Nam Á. Hy vọng thông qua bài viết này quý vị sẽ có nhiều góc nhìn trực quan hơn về nơi đây.